Thứ Hai, 19 tháng 1, 2009

MÂM NGŨ QUẢ

Read more!

Mâm ngũ quả - một nét đặc trưng trong ngày Tết cổ truyền của Việt Nam, mâm quả này tối thiểu gồm 5 loại trái cây tùy theo ý thích và từng địa phương. Tại miền Nam, mâm ngũ quả thường có dừa, đu đủ, xoài, sung và mãng cầu xiêm (với ý cầu chúc cho mỗi người trước tiên có tiền vừa-đủ-xài rồi sẽ tiến tới sung túc giàu sang và mãn nguyện!), Nhưng 5 loại trái cây này còn có thể dùng chữa trị gì?

Dừa:

Y học cổ truyền cho biết nước dừa và cùi dừa có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ dưỡng, nhuận tràng, lợi tiểu, giảm tiêu khát. Vỏ sọ dừa vị đắng, tính ấm, có tác dụng cầm chảy máu mũi, co se, sát trùng, trị ngứa. Một số bài thuốc hay từ dừa như sau:

  • Miệng khô do nóng, trúng nắng, phiền khát phát sốt hay chứng tiêu khát (tiểu đường): dừa 1 quả, lấy nước uống, sáng và chiều dùng 1 quả.

  • Phù thũng: dừa 1 quả, lấy nước uống, mỗi ngày 3 lần.

  • Đại tiện ra máu, nôn ói, mất nước sau tiêu chảy: Nước dừa 1 ly, đường trắng 30 g, muối ăn một ít, uống sau pha với nước dừa, mỗi ngày 3 lần, sau 3 ngày mỗi ngày 1 lần.

  • Táo bón: Cơm dừa nửa đến 1 quả, 1 lần ăn sạch, mỗi sáng chiều ăn 1 lần.

  • Lác, lang ben, viêm da thần kinh, ung nhọt: Cơm dừa tươi 1 lát, chà thoa tại chỗ, mỗi ngày vài lần.

  • Chàm, ngứa chỗ kín: vỏ sọ dừa 1 quả, đập nát nhuyễn, nấu nước cô đặc dùng thoa tại chỗ, mỗi ngày vài lần.

Đu đủ

Đu đủ chín có vị ngọt mát, có tác dụng nhuận tràng, tiêu tích trệ, lợi trung tiện, lợi tiểu. Đu đủ xanh vị đắng, ngọt có tác dụng tiêu trệ mạnh, không nên ăn nhiều. Nhựa mủ quả xanh có tác dụng chống đông máu, trục giun đũa. Hạt cũng trừ giun, hạ sốt, lợi trung tiện, điều kinh và gây sẩy thai. Rễ hạ sốt, tiêu đờm, giải độc. Vài ứng dụng thực tế:

  • Viêm dạ dày mạn tính: Đu đủ xanh làm gỏi ăn hàng ngày, phụ nữ có thai không nên ăn vì dễ gây sẩy thai.

  • Giun đũa: Lấy 10 hột đu đủ chín giã nát, thêm nước chín vắt lấy nước cốt uống 3 ngày liền vào buổi sáng sớm.

  • Tiểu gắt, buốt: Rễ đu đủ tươi 200 g sắc lấy nước uống cả ngày thay nước uống.

  • Thiếu sữa: Đu đủ hườm bằng nắm tay 1 trái gọt bỏ vỏ, bỏ hạt, đậu phộng sống giã nát 50 g, nếp 50 g, móng chân heo nướng phồng 7 cái, thêm gia vị. Nấu cháo ăn cả ngày, ăn liền 7 ngày. Hay đu đủ hườm 500 g, giò heo 2 cái, nấu canh cho nhừ, mỗi ngày 1 lần, dùng liền 3 ngày.

Xoài

Quả có vị ngọt, chua, tính bình, có tác dụng lý khí kiện tỳ, trị ho. Hột có vị ngọt, đắng, tính bình, tác dụng hành khí giảm đau. Dùng trị các chứng như miệng khát họng khô, tiểu tiện không thông... Giúp phòng ngừa ung thư kết tràng và bệnh do thiếu chất xơ trong thức ăn. Thực nghiệm chứng minh: saponin trong xoài có tác dụng khử đàm trị ho và ngừa ung thư. Quả chưa chín ức chế vi khuẩn Staphylococcus, Escherichia coli. Một số ứng dụng thực tế:

  • Ho, đoản hơi, đàm nhiều: Quả sống 1 quả, bỏ hột, rồi ăn cả vỏ quả, ngày 3 lần.

  • Đầy bụng, ăn không tiêu: Quả sống 1 quả, ăn cả vỏ, sáng chiều 1 lần.

  • Say tàu xe: Nhai ăn xoài hay nấu nước uống.

  • Viêm họng mạn tính, khan tiếng: Xoài lượng vừa đủ, sắc nước uống thay trà, dùng nhiều lần

Sung

Sung có vị ngọt, tính bình, có tác dụng kiện tỳ vị (điều hòa chức năng hệ tiêu hóa); thanh thấp nhiệt, dùng chữa các chứng dạ dày - ruột thấp nhiệt (viêm, sưng…), công hiệu tiêu thũng giải độc, chữa các chứng ung nhọt sưng đau... Ứng dụng như sau:

  • Rối loạn tiêu hóa, chán ăn: Sung quả tươi 1 - 2 quả, mỗi sáng, chiều ăn 1 lần, dùng liền 4 ngày.

  • Ung nhọt ra mủ hay vết thương lâu lành: Quả sung khô sao cho đen, tán bột mịn, dùng băng bó tại chỗ, ngày thay 1 lần.

  • Trĩ đau ra máu: Sáng, chiều ăn 2 quả sung chưa chín, mỗi sáng, chiều 1 lần.

  • Người cao tuổi táo bón: Sung quả tươi 1 - 2 quả, ăn mỗi tối trước khi đi ngủ, dùng liền 5 ngày.

Mãng cầu xiêm

Thịt quả trắng, mùi dễ chịu, vị dịu, hơi ngọt, chua, có tính giải khát, bổ. Quả xanh làm săn da. Hạt se, gây nôn, sát trùng. Lá làm dịu. Người ta thường dùng quả để ăn. Thịt quả pha thêm nước và đường dùng xay sinh tố để giải khát, bổ mát và chống hoại huyết. Quả xanh phơi khô tán bột dùng trị kiết lỵ và sốt rét. Ngày nay người ta dùng mãng cầu xiêm làm thức ăn trái cây cho người bệnh tiểu đường và cao huyết áp. Bài thuốc bà con đã dùng trị sốt rét với mục đích thường để chặn cữ (lên cơn sốt rét) như sau: Lá mãng cầu xiêm 15 lá, đâm vắt lấy nước cốt uống 1 lần, ngày uống 4 lần.

Lương y BÀNG CẨM
(Nguồn: Khoa học phổ thông.Vietnamnet)

MUỐI DƯA GIÁ

Read more! Món dưa giá dễ làm, không tốn thời gian và tốn kém mà lại rất ngon, có tác dụng làm đẹp da. Đây là một gợi ý rất hay cho các bà nội trợ trong những ngày Tết.

Nguyên liệu: 1 củ cà rốt, hẹ, 200g giá, 1 quả ớt, 1 củ gừng, giấm, bột nêm, đường, muối.

Cách làm:

Bước 1: Cà-rốt rửa sạch, gọt vỏ, bào sợi. Có thể thái sợi dài và nhuyễn.
Bước 2: Gừng gọt sạch vỏ, rửa thật sạch, sau đó đem thái sợi.
Bước 3: Ớt rửa sạch, xẻ dọc, bỏ hạt, tiếp đến thái sợi dài và nhuyễn.
Bước 4: Hẹ rửa sạch, bỏ bớt những đầu lá vàng, cắt khúc dài khoảng 3cm.
Bước 5: Trộn tất cả với 4 thìa súp đường, 7 thìa súp giấm, 1 thìa cà phê bột nêm, muối.
Hoàn thành: Để có món dưa giá giòn, khi làm đừng bỏ quá nhiều muối (không hơn 1 thìa cà phê). Nên cất dưa giá trong tủ lạnh.

Theo Tiếp Thị & Gia Đình

DƯA MÓN

Read more!
I. Vật liệu

- 1/2kg đu đủ sống
– 1/2kg su hào
– 1/2kg củ cải trắng
– 1/2kg củ kiệu
- 1/2kg cà rốt
– 1/2 trái thơm chín
– 5 trái ớt chín lớn
– 100g củ hành tím
– 100g muối bọt
– 1 muỗng súp phèn chua giã nhỏ
- 1lít nước mắm ngon
– 500g đường cát + 20g bột ngọt

II. Cách Làm

Chuẩn bị:

- Đu đủ gọt vỏ, bỏ hột và dây gân, xắt lát dày 2 ly dài 5cm, ngang 2cm.
- Su hào: gọt vỏ, xắt lát 2 ly x 3 - 4 cm.
- Cà rốt gọt vỏ, tỉa hoa, xắt dày 2 ly.
- Củ cải trắng gọt vỏ, cắt khúc 4cm, cạnh 1 - 1,5cm.
- Kiệu lặt bỏ rễ và lá rửa sạch.
- Củ hành lột vỏ.
- Tỏi lột vỏ xắt mỏng.
- Khóm xắt miếng dày 1cm, ngang 3 cm.

Chế biến:
- Đu đủ, su hào, củ cải, cà rốt, kiệu ngâm nước muối 1 đêm, sáng ra bóp cho trong, xả sạch.
- Ngâm các thứ trên vào nước có phèn chua đã lóng trong, ngâm độ ½ giờ, xả lại bằng nước sạch để ráo.
- Trải các thứ ra mâm nhôm, trải mỏng một lớp thưa (không để chồng lên nhau) phơi 1 nắng cho khô, nhớ trở đều (không phơi 2 nắng, nếu không khô phải sấy khô).
- Nấu nước mắm, đường, bột ngọt để lửa nhỏ, hớt bọt kỹ để thật nguội.
- Trộn tất cả lại cho vào keo (độ 2/3 keo), chế nước mắm vào đầy keo, đậy nắp lại cho kín. 3 ngày sau, dưa thấm nước mắm sẽ nở ra là dùng được.

Nếu ăn liền trong tuần thì cho khóm vào giúp giảm bớt độ mặn. Hoặc khi nấu nước mắm cho thêm khoảng 4 muỗng súp nước lạnh vào.

Lưu ý: Không được phơi quá khô.

Theo Kỹ thuật nấu ăn của Triệu Thị Chơi

Thứ Bảy, 17 tháng 1, 2009

CẮM HOA NGÀY TẾT

Read more!

1. Hoa vàng trước ngõ

Vật liệu:
Hồng trứng vàng or hoa cúc vàng or hoa đồng tiền nhí vàng
Thủy trúc
Thiên môn hoặc Dương sĩ mềm hoặc tùng nho
1 ít hạt ngọc trai
Bình dài

Thực hiện: Xem video clip thực hiện

Cắt thân thủy trúc thành nhiều khúc có chiều dài khác nhau, cắm ngẫu nhiên thành 2 “hàng rào” ở hai đầu chậu. Cắm thiên môn che xốp xen kẽ thủy trúc vừa tạo nét mềm mại của bình hoa. Cắm hạt trai vài một số cây thủy trúc tạo điểm nhấn. Cắm hoa hồng trứng cao thấp ngẫu nhiên nương theo thân thủy trúc, tạo dáng mềm mại cho bình.

Lưu ý: nguyên tắc khi cắm hoa nên chọn hoa nhỏ cắm phía trên và hoa to cắm phía dưới

2. Đón Xuân

2 cành địa lan vàng (lựa cành ít bông)
Hoa đồng tiên nhí vàng
Lá thiết mộc lan
Dương sỉ mềm
1 cây cỏ nến
Bình hình chữ thập có 2 ô cắm

Thực hiện: Xem video clip thực hiện

Cây địa lan 1 có chiều dài bằng chiều cao + chiều rộng của bình hoa, cắm thẳng góc trái. Cành địa lan 2 bằng ½ cành 1, cắm thẳng góc phải. Tỉa nhỏ 5-6 lá thiết mộc cắm dọc theo 2 cành địa lan, uốn cong 2 -3 lá cắm tạo đường cong. Cắm đồng tiền thấp dần sát miệng bình, nghiêng từ trong ra ngoài. Buộc những lá cỏ nến bằng cọng kẻm mỏng cắm xuyên qua 2 bình tạo thành những đường cong. Cắm lá dương sỉ che xốp.

3. Tinh khôi

2 cây Sơn Tùng
Hoa đồng tiên
Hoa hồng trứng
Ít hoa thạch thảo hoặc hoa bi
Bình dài

Cách thực hiện: Xem video clip thực hiện

- Sơn tùng 1 bằng chiều cao + chiều dài bình cắm thẳng đứng góc phải
- Sơn tùng 2 bằng 2/3 cây 1 cắm ngả sang trái
- ½ cành 1 cắm thẳng đứng góc trái
- Che mặt xốp bằng những cành sơn tùng nhỏ
- Cắm hồng trứng cao nương theo 2 cây Sơn Tùng ở 2 bên góc.
- Cẩm chướng ở giữa 2 cụm trung tâm, sát góc sơn tùng, có thể xen thêm hoa hồng trứng to với cẩm chướng. Đệm thạch thảo xung quanh.

4. Sóng đôi

- 2 hoa tulip tím
- 2 hoa đồng tiền trắng
- 1 ít dây nhôm xi vàng
- 1 trái cầu mây
- 4 lá chân vịt
- 2 giọt nước thủy tinh
- 1 cành cỏ lan chi
- Ít dương sỉ
- Bình gốm

Thực hiện: Xem video clip thực hiện

Sơn quả cầu mây màu vàng nhủ, cắm giữa bình gốm. Uốn dây nhôm ngẫu nhiên theo ý muốn thành 2 sợi cắm 2 bên bình. Cỏ lan chi cắm vòng theo bình hoa từ trước ra sau.. là chân vịt cắm ngả dài ngang bên phải bình.

Che xốp bằng lá dương sỉ. Hai giọt nước thủy tinh cắm trực tiếp cạnh bên phải quả cầu mây. Hoa tulip cắm thẳng bên phải quả cầu. Hai hoa đồng tiền trắng cắm sát phía trước quả cầu mây.

Chú ý: cắm dạng này tùy theo cảm hứng sáng tạo, có thể thay đổi hoa tulip thành 2 hoa đồng tiền.

5. Hoa bên thềm nhà

Vật liệu: 10 cành cau kiều
- 5 hoa hồng
- 5 hoa đồng tiền
- 1 cành hoàng anh
- 5 là trầu bà
- Lá đinh lăng
- Bình thấp dài

Thực hiện: Xem video clip thực hiện

Cành cau kiển bỏ bớt lá phía dưới, cắt ngắn và tỉa nhỏ phần lá chỉ còn khoảng 10cm. Tận dụng lá cau buộc 10 lá thành 1 nhóm (khoảng 5 nhóm). Cành cau kiểng có chiều dài bằng chiều cao + chiều dài bình, nếu thích cao thì lấy bằng hai lần chiều cao + chiều dài bình. Chia độ dài bình thành 5 khoảng cách đều nhau. Cắm 5 cành cau kiểng nghiêng bên trái, 5 lá nghiêng bên phải, đen xen nhau.

Chen xốp bằng lá đinh lăng. Cắm 5 nhóm lá cau trước cành cau. Lá trầu bà cắm sát miệng bình nghiêng về 1 hướng. Hoa hồng dài 15cm cắm trước lá cau. Cắm tiếp hoa đồng tiền thật thấp dưới chân hoa hồng. Hoa hoàng anh cắm xen kẻ dưới những hoa đồng tiền. Cuối cùng, cắm thêm 1 số dương sỉ mềm vào những khoảng trống cho bình hoa thêm mềm mại.

6. Nắng sớm

Vật liệu: Cúc pinh pong xanh
Hồng trắng
Đồng tiền trắng
Lá dương sĩ cứng
Lá nguyệt quế
Là huyết dụ
Bình dài hoặc 1 đĩa hình ovan

Thực hiện: Xem video clip thực hiện

Cúc pingpong, tuốt hết lá, dài 1 lần chiều dài bình, cắm ngẫu hứng, lên xuống, cao thấp khắp mặt bình. Che sốp bằng lá nguyệt quế. Lá huyết dụ cắm ngay dưới chân cúc pinhpong. Đồng tiền cắm thấp phía dưới cúc pinhpong - cao thấp ngẫu hứng. Hồng trắng cắm xen kẽ vào đồng tiền.

LÀM KIỆU CHUA

Read more!
Sơ chế kiệu dù làm ít nhiều gì cũng như nhau. Hỗn hợp muối đường cần bao nhiêu làm bấy nhiêu theo phân lượng chuẩn. Nếu chưa có kinh nghiệm nên tập làm từng ít với 1 -2kg mỗi lần.

- Chuẩn bị chừng 2kg củ kiệu tươi. Vôi ăn trầu trắng. Dấm, đường, muối, hũ thủy tinh sạch có nắp đậy; vài nan tre mỏng hoặc miếng nhựa mỏng có lỗ thoát như đáy cái ro (miếng mê rổ)

a. Sơ chế kiệu:

- Cắt bỏ bớt lá kiệu lần thứ nhất, cách phần củ chừng 6 - 7cm và cũng cắt bớt rễ kiệu lần thứ nhất nhưng đừng cắt sát vào thân kiệu, không lột vỏ kiệu.

- Pha hỗn hợp cứ 1 lít nước / 10gr vôi ăn trầu trắng. Hoà một lượng nước vôi vừa đủ ngâm ngập 2kg kiệu. Ngâm kiệu trong nước vôi qua 12 giờ. Thường ở khâu này, các bà nội trợ VN ngâm kiệu vào ban đêm, sáng hôm sau là vớt kiệu ra phơi nắng, làm tiếp.

- Sau khi ngâm kiệu, vớt ra xả qua nhiều lần nước lạnh cho thật sạch nước vôi, lượm bỏ những củ úng dập, vẫn để kiệu trong một thau nước sạch.

- Chuẩn bị một thau nước sạch khác. Dùng dao mỏng bén cắt bỏ tiếp phần lá (lần hai) cho gần sát vào thân củ, ở vị trí chuyển từ màu xanh của lá sang màu trắng của thân củ; lột bớt một hai lần vỏ lụa của thân củ, sau cùng cắt bỏ rễ cho sát vào thân củ nhưng phải chừa lại một chút gốc của núm rễ, đừng cắt phạm vào thân củ, kiệu sẽ không để lâu được khi muối. Trong khi làm, nếu có củ kiệu nào hai tép phải lột vỏ rồi tách ra làm hai. Làm đến đâu thả ngâm trong thau nước sạch đến đó, sau khi làm xong vớt kiệu ra xốc cho ráo rồi trải mỏng kiệu thành một lớp ra nia, khay có lỗ thoát nuớc, kê cao lên, phơi qua một ngày nắng cho héo mặt. Đây là khâu mà các bạn phải săm soi từng củ một, rất khá mất công và nhiều khi phải cậy nhờ đến người nhà và đó cũng là một không khí thường thấy trong những ngày cận Tết của nhiều gia đình VN. Mẹ con, chị em xúm xít quanh thau kiệu, tạo một không khí rất rộn ràng phấn khởi.

b. Sau khi phơi nắng.

Sắp kiệu vào lọ thủy tinh vừa đủ. Kiệu sẽ đựơc sắp thành từng lớp, phần đuôi rễ quay ra ngoài thành hũ, sau khi xếp thành một vòng tròn, lớp sau cứ vậy xếp chồng lên lớp dưới, ở giữa sẽ là khoảng trống, làm đến đâu lèn ít kiệu rời vào khoảng trống ở giữa đến đó cho những lớp kiệu được xếp chặt. Chỉ xếp cao đến 4/5 thể tích hũ, dùng vài nan tre mỏng hay miếng mê rổ vừa đủ cài chặt mặt kiệu lại sao cho kiệu không nổi lên khi châm nước muối đường vào.

c. Nấu hỗn hợp dấm đường ngâm kiệu:

Dùng dấm làm từ gốc trái cây thật chua như nho, chuối, thơm... Dấm phải có độ chua mạnh, tự nhiên không pha chế, có màu trắng. Lưu ý dấm vàng sẽ làm cho kiệu chua bị vàng. Đây là khâu rất hạn chế hướng dẫn hàm thụ, các bà nội trợ VN thường nếm dấm và cho đường theo kinh nghiệm khẩu vị riêng. Dấm nước ngoài thường được đóng chai và có ghi thông số độ chua trên nhãn, các bạn có thể sử dụng dấm 60% trở lên. Tuy nhiên nếu dựa vào khẩu vị, bạn có thể pha chế cho ngon hơn là chỉ dựa vào công thức. Cẩm Tuyết thường dùng công thức tương đối là:

- 2 phần dấm + 1 phần đường + # 1/10 muối. Thí dụ: 2 chén dấm + 1 chén đường trắng + # 1 muỗng súp (# 12cc) muối. (Phân lượng một chén tương đương 250 cc # 10 OZ # 1,10 CUP). Nấu cho dấm tan đường trứơc trong nồi lớn - lưu ý dấm rất dễ sôi trào - nếm thử rồi thêm bớt chút ít dấm, đường cho hỗn hợp có vị chua mạnh hơn vị ngọt một chút rồi mới nêm vào khoảng non 10gr muối (# 1 muỗng súp). Sau khi nêm vừa ý, nấu sôi với lửa nhỏ trong khoảng 5 phút mới tắt bếp, để nguội hoàn toàn rồi mới châm vào hũ kiệu. Châm từ từ trong mươi phút, để cho kiệu hút nước dấm đường cho đến khi thấy nước dấm không bị cạn nữa, châm thêm dấm cho cao hơn mặt kiệu chừng lóng tay là được, đậy kín hủ kiệu.

- Kiệu sau khi ngâm khoảng 5 ngày sau là vừa chua, dùng được. Nếu muốn kiệu chua để được thật lâu, sau 5 ngày, đổ bỏ nước ngâm kiệu đi, nấu lại một mẻ hỗn hợp dấm, đường, muối giống như vậy, để nguội rồi châm vào đầy hủ kiệu. Đậy kín, có thể để trên 6 tháng kiệu vẫn trắng và dòn.

(Có nhiều người nhắm mục đích chắc chắn là kiệu sẽ không hư và để lâu được bằng cách dùng dấm chế biến công nghiệp gốc acid citric nhiều hơn sẽ cho kiệu có màu trắng trong, vị chua gắt. Trong khi kiệu làm với dấm gốc trái cây có sắc trắng đục và vị chua nhẹ.

d. Trộn tôm khô củ kiệu:

- Sau khi có kiệu chua, lấy ra chừng 1 chén với ít nước dấm đường, nếm thử xem kiệu có quá chua không, nếu chua nhiều, rắc vào 1-2 muỗng cà phê đường. Tùy thích sử dụng chừng 1/2 chén tôm khô, trụng lại qua nước sôi, vớt ra để ráo, cho vào chén kiệu chua trộn đều, để qua chừng 15 phút cho tôm khô thấm nước dấm đường, hơi nở mềm ra là ăn được.

DƯA MẮM

Read more!
Làm dưa mắm, dù làm chơi cho biết vài ba trái hay hàng chục kg... cách làm vẫn giống nhau. Dưa mắm có hai cách làm.

1. Làm dưa mắm cách 1:

Cho trái dưa tóp lại khá nhiều sau khi làm, dưa làm xong rất đậm đà.

- Chuẩn bị vật dụng để muối dưa như lu, khạp hoặc hũ lớn miệng rộng có nắp đậy kín. Mê rổ hoặc nan tre mỏng, vật nặng để dằn dưa. Muối hột, đường mật.

- Loại dưa dùng để làm món dưa mắm là dưa gang (cassaba melon) vỏ dày, nạc dưa dòn, ruột đặc... Để phân biệt với loại dưa leo (cucumber) tuy hai loại dưa này có hình thức khá giống nhau.

- Chọn dưa đừng dài quá 25cm. Dưa càng lớn, ruột càng rỗng, làm sẽ không ngon. Chọn dưa còn xanh sống, thân trái thon thả, không phình lớn ở giữa, phần ruột hột càng đặc càng ngon.

- Rửa sạch dưa, cắt bỏ cuống dưa, không gọt vỏ, chẻ dọc dưa làm hai, dùng một cái muỗng cạo bỏ phần ruột hột. Trải thưa ra khay, nia... phơi ra nắng, tùy thời tiết, nếu nắng ráo, phơi qua 6 giờ, thấy dưa héo mặt lại là được.

- Sắp đều dưa vào lu, hũ... chỉ sắp vào 3/5 thể tích vật chứa, dùng một tấm mê rổ hoặc nan tre mỏng cài dằn lên mặt dưa sao cho dưa sẽ không phình nổi lên khi châm nước đường muối vào, dùng một vật nặng dằn lên mặt dưa.

- Nấu hỗn hợp đường mật và muối hột để cho vào hũ dưa:

* Đường mật là loại đường dạng nước sệt. Cây mía sau khi ép lấy nước, nước mía sẽ được nấu qua nhiều công đoạn cho thành dạng sệt, ở giai đoạn còn là dạng nước đường đậm đặc lần cuối trước khi xử lý thành đường cát được gọi là đường mật, có nồng độ đường đến 90%. Ở nước ngoài, nếu không tìm được loại đường này các bạn có thể nấu thử lại bằng đường dạng hột từng ít một như sau: Cho 1kg (1 pound # 450gr) đường vào nồi với 1 lít nước, nấu sôi nhỏ lửa, khuấy đều tay cho tan đường, lưu ý kẻo cháy, nấu cho đến khi nước đường sệt lại giống như mật ong là các bạn có thể tạm dùng để làm món dưa mắm, dĩ nhiên độ ngọt của loại đường mật này không thể so sánh với loại đường mật tự nhiên. Muối hột có dạng hột lớn, là loại muối kết tinh tự nhiên từ nước biển bốc hơi, có màu trắng xám, mặn gắt, chưa qua xử lý thành muối trắng tinh, mịn hạt.

Dưa mắm chế biến

** Sử dụng cứ mỗi một kg đường mật thì cần khoảng # 300gr muối hột. Bắc đường mật lên bếp, nấu với lửa nhỏ, cho muối vào, khuấy đều tay cho tan muối, nếm thử hỗn hợp có vị mặn là chính, hơi nhân nhẫn ngọt là được, để nguội hoàn toàn, châm vào hũ dưa đã cài chặt, châm vào từ từ, hỗn hợp đường muối sẽ ngấm chậm vào dưa, có thể đến ngày hôm sau mực nước đường muối mới cạn xuống, cứ phải châm thêm cho đến khi đường muối không còn thấm hút nữa và phải cao hơn mặt dưa ít nhất 5cm, đậy kín lu dưa. Cần làm ít nhiều cứ nấu thêm cho đủ lượng đường muối cần dùng. Làm dưa mắm tuy đơn giản nhưng ở khâu nấu đường muối cần có kinh nghiệm nếm cho chính xác vì độ ngọt của đường, muối không bao giờ giống nhau. Chính người nấu phải nêm nếm rồi dựa trên kinh nghiệm của mình để gia giảm, cho nên Cẩm Tuyết phải đưa ra con số gần bằng 300gr chứ đây không phải là thông số tuyệt đối đúng.

- Trong khoảng 15 đến 20 ngày sau khi ngâm dưa trong muối đường, lấy ra một miếng dưa, nhấm thử xem dưa đã hoàn toàn ngấm muối đường chưa. Vớt dưa ra, cho vào vật chứa có lổ thoát nước như rổ rá thưa để chảy hết nước muối đường cho thật ráo miếng dưa, thời gian làm việc này mất nhiều giờ cho
đến cả ngày. Sau đó xếp dưa vào lại một cái lu, hũ khác, cũng cài chặt rồi dùng nước mắm 40 độ đạm (như nước mắm cá linh, cá sặc) châm vào đầy lu, đậy kín. tùy thời tiết, để qua 15 - 20 ngày sau là dùng được, nếu trời nắng nóng, dưa mau ăn được hơn.

- Khi dưa đã ăn được, lấy ra từng ít một, tùy ý chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, có người lấy dưa mắm ra, trụng qua lại chút nước nóng cho bớt mặn rồi mới chế biến. Có thể làm vài món như sau:

* Cắt lát mỏng, trộn với ít tỏi ớt giả nhỏ, nâm lại với đường...để qua chừng 30 phút là dùng được.

** Cắt lát mỏng, xào với thịt bò, mực, cà chua, hành lá.

*** Cắt lát mỏng nấu canh với thịt bò, cá cơm...

2. Làm dưa mắm cách 2:

Cách làm đơn giản hơn, dưa làm xong dòn hơn, có màu tươi hơn, chỉ có vị mặn là chính chứ không đậm đà bằng cách 1. Khi chế biến cần dùng nhiều đường hơn để nêm so với dưa làm cách 1.

Sau khi moi bỏ ruột hột và phơi héo, xếp dưa vào hũ, lu... cứ mỗi lớp dưa rắc lên một lớp muối hột chừng 0, 5 ly. Lớp trên cùng phải là một lớp muối, cài mê rổ để dằn chặt mặt dưa xong dùng vật nặng đè lên cho dưa ép chặt lại trong lu hũ. Để qua 15 - 20 ngày sau, lấy ra, rửa lại dưa bằng nước ấm cho sạch muối, để ráo rồi xếp lại vào một lu hũ khác, cũng cài chặt rồi châm nước mắm vào như cách làm 1.

LÀM DƯA GIÁ

Read more!
Giá sống trộn chung với hẹ cắt khúc, hoặc cà rốt cắt sợi... làm chua nhanh với ít dấm, đường vẫn được gọi là "muối xổi". Cách làm đơn giản, qua 1 giờ muối là có thể vớt ra chấm kèm các món thịt, cá kho.

- Chuẩn bị tùy ý số lượng ít nhiều với : 3 phần giá + 1 phần cà rốt gọt vỏ cắt sợi + 1 phần lá hẹ rửa sạch cắt khúc ngắn chừng 3 - 4cm tùy thích chỉ dùng giá hẹ hoặc giá với cà rốt.

- Pha hỗn hợp dấm đường: tùy độ chua của dấm mà bạn đang có để gia giãm nước và đường theo khẩu vị riêng. Lượng dấm đường phải đủ ngập số giá hẹ chứa trong thố, tô... Pha khoảng 1 phần dấm với 4 đến 5 phần nước lọc hoặc có thể hơn nữa cho hỗn hợp có vị chua nhẹ, sau đó cho vào từng ít đường một, khuấy tan, nếm lại để hỗn hợp có thêm vị ngọt cũng rất nhẹ là được. Đây là khâu không thể hướng dẫn chính xác "như thế nào cho ngon" mà tùy thích khẩu vị nêm nếm của chính ngừơi pha.

- Cho giá hẹ vào tô, thố... châm hỗn hợp dấm đường và ngập mặt giá hẹ, để qua một giờ nhấm thử thấy cọng giá không có vị chua ngọt vừa ý thì cứ châm thêm vào ít dấm hoặc đường tùy ý. Mỗi khi làm món giá hẹ muối xổi này, những bà nội trợ VN sau khi đi chợ về, buông cái giỏ xuống là làm món này trước để sau đó qua chừng một tiếng đồng hồ rồi nên nếm lại cho đến trưa là có món ăn vừa ý dọn lên bàn.

- Món gía hẹ muối xổi này chỉ nên làm và ăn trong ngày.

CÁCH NUÔI GIẤM

Read more!
VẬT LIỆU:

- Lọ thủy tinh có nắp đậy, dung tích khoảng 10 lít.
- 1 trái dừa tươi lớn.
- Nước lọc nấu sôi để nguội, sử dụng vừa đủ theo thể tích của hũ. 100cc rượu trắng ngon như rượu đế, gin, vodka...
- 5 trái chuối sứ chín lớn, chín, lột vỏ, tước chỉ bao quanh thân trái chuối.

THỰC HÀNH:

- Cho nước dừa tươi + chuối + rượu vào hũ thũy tinh, châm nước lọc vào khoảng 8/10 dung tích hũ, đậy nắp, để chổ thoáng mát và không xê dịch. Để trong khoảng 45 – 60 ngày, tùy thời tiết, trên mặt nước sẽ kết một lớp váng trắng đục, đó là con dấm. Càng để lâu, con dấm càng kết dày. Khi có con dấm là nước trong hũ bắt đầu trở thành dấm chua, nếm thử thấy độ chua vừa ý, nhẹ tay chiết dấm ra, đừng làm bể con dấm.
- Sau khi chiết dấm ra, vẫn để xác chuối và con dấm trong hũ, pha nước đường với công thức: 1 chén đường cát trắng + 6 chén nước lọc, khuấy cho tan đường, châm vào hũ dấm và cũng nhớ là chỉ châm đầy 8/10 hũ. Thời gian nước đường thành dấm sẽ nhanh hơn lần đầu tiên và khoảng một tuần sau sẽ kết thành một lớp con dấm khác. Khi dấm đã chua, lại chiết ra rồi thêm nước đường vào theo công thức trên.
- Muốn gây hũ dấm khác, để yên hũ dấm trong bóng mát vài tháng, khi thấy con dấm kết thật dày, dùng một hũ thũy tinh khác, nhẹ tay sớt một lớp con dấm sang hũ mới rồi châm nước đường theo công thức trên, thời gian ngắn sau sẽ có dấm.
- Dấm sau khi chiết ra có thể dùng được ngay, muốn để dùng dần, nấu sôi lại, để nguội, cho vào chai đậy kín. Nếu để lâu mà chưa dùng đến, dấm trong chai sẽ tiếp tục kết màng thành con dấm, hiện tượng này bình thường, dấm sẽ chua hơn và vẫn dùng được.
- Lưu ý trong khi làm dấm cũng như dấm đã làm xong, luôn để hũ, chai dấm chỗ thoáng mát, bóng râm…không để ra nắng.

Thứ Sáu, 16 tháng 1, 2009

VỊT NẤU CHAO

Read more!

Món ăn này khá hấp dẫn rất thích hợp cho một bữa tiệc. Vào mùa này vịt bắt đầu ngon bạn có thể dễ dàng chuẩn bị cho món ăn.

Nguyên liệu

- 1 con vịt tơ (1,7 kg), rửa sạch với gừng pha rượu, xả sạch, chặt miếng

- 4 viên chao trắng

- 3 viên chao đỏ

- 500 g khoai cao, gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn, chiên vàng

- 1 bó rau muống nhặt bỏ lá, lấy cọng non

- Hành tỏi, băm nhỏ

- Dầu hào, dầu mè

- Nước dừa tươi

- Muối, tiêu, đường

Thực hiện

Ướp thịt vịt với muối, tiêu, đường, hành tỏi băm, dầuhào, dầu mè và chao tán nhuyễn, để ngấm gia vị khoảng 30 phút

Phi tỏi thơm, cho vịt vào xào săn lại. Cho nước dừa, hầm thịt mềm

Tiếp tục cho khoai cao vào, nêm lại gia vị vừa miệng. Đun cho đến khi nước trong nồi sánh lại.

Thưởng thức

Cho thức ăn ra lẩu hoặc nồi đất, đun lửa liu riu (để giữ nóng). Dùng kèm với bún tươi hoặc bánh mì, rau muống và chao.

LẪU VỊT

Read more!
Món lẩu dễ làm mà ngon.

Nguyên liệu:
- 1 con vịt cổ lùn, rượu, gừng.
- 1/2kg khoai môn tàu.
- 100gr nấm rơm búp, 6 tép tỏi.
- 2 muỗng súp bột năng.
- 1 củ cà rốt.
- 1 củ hành tây trắng.
- 100gr hành tím.
- 2 trái dừa xiêm, dầu ăn, rượu thơm.
- Tiêu, muối, đường, bột ngọt.
Thực hiện:
- Vịt: Chà rượu, gừng, làm sạch, chặt miếng vừa ăn để ráo.
- Ướp tiêu, muối, bột ngọt, tỏi bằm, 2 muỗng súp rượu thơm.
- Để vịt thấm 15 phút.
- Khoai, cà rốt gọt vỏ, cắt vừa ăn, chiên sơ.
- Nấm gọt sạch, ngâm nước lạnh, bột năng.
- 10 phút xả sạch, xào sơ, gia vị.
- Chảo nóng cho 2 muỗng súp dầu, 1 muỗng súp tỏi bằm phi vàng, cho vịt vào xào thật thấm.
- Đổ nước dừa xiêm, nước lạnh ngập mặt, hầm cho vịt gần mềm.
- Thêm hành tím, khoai, nấm, cà rốt hầm cho tất cả mềm, gia vị vừa ăn, cho hành tây vào.
- Nhắc xuống.
- Cho tất cả vào lẩu, rắc hành tím bào mỏng, phi vàng lên mặt.
- Dọn kèm dĩa bún, rau giá, bắp chuối, chén chao tán nhuyễn, ớt sa tế.
(sưu tầm)

LẪU KIM CHI

Read more!
Lẩu có độ chua dịu, hơi ngọt và hơi cay.

Nguyên liệu:
- 400 gr kim chi.
- 1 chén nước kim chi.
- 300 gr thịt bò.
- 300 gr mực.
- 300 gr tôm.
- 200 gr nghêu đã được tách vỏ.
- 2 muỗng ớt khô.
- Nước dùng.
- Rau sống.
- Bún hoặc miến.
Thực hiện:
- Bắc nồi dầu nóng, cho củ hành vào phi thật thơm, trút ớt khô vào và nhanh tay tắt bếp để khỏi cháy ớt.
- Chế nước dùng , nước kim chi vào và nấu sôi, sau đó nêm vừa ăn.
- Xếp kim chi vào lẩu.
- Trút nước dùng sang.
- Mực, tôm, làm sạch.
- Mực,tôm, nghêu lần lượt xếp ra đĩa.
- Ăn tới đâu, nhúng tới đó.
(ẩmthựcvietnam.com)

LẪU BÔNG BÍ

Read more!
Lẩu bông bí được nấu từ cá lóc và nước dùng xương, thả rau. Đây là món ăn mang đậm hương vị Nam Bộ.

Nguyên liệu:
- 1kg bông bí.
- 700gr nạc cá lóc (đã lạng sạch xương).
- 300gr trứng cá lóc.
- 1 gót bún tươi.
- 1/2 bó hành lá.
- 2 lít nước dùng xương.
- Đầu hành lá băm nhuyễn, tiêu, mắm, ớt cắt khoanh, tỏi phi vàng.
Thực hiện:
- Nạc cá lóc rửa để ráo, cắt lát dày 3cm.
- Trứng cá lóc rửa, để ráo.
- Ướp nạc cá và trứng cá lóc với đầu hành lá băm nhuyễn, tiêu, nước mắm.
- Nấu sôi nước trong xoong cho bún tươi vào trần trên lửa lớn 2 phút, cho ra rổ xả nước nguội, xóc ráo, cắt ngắn.
- Bông bí ngắt lấy bông và phần thân non, tách bỏ nhụy hoa, rửa vẩy ráo.
- Hành lá cắt gốc, nhặt, rửa vẩy ráo, cắt khúc dài 3cm.
- Nấu sôi nước dùng cho nạc cá và trứng cá lóc vào nấu sôi 5 phút.
- Cho vào xoong lẩu hành lá cắt khúc, tỏi phi vàng, ớt cắt khoanh cho nước lẩu và nạc cá lóc vào.
- Bày bún tươi, bông bí vào đĩa, nấu sôi nước trong xoong lẩu cho bông bí vào trần, dùng với bún tươi vò nước mắm, ớt cắt khoanh.
(vnthuquan.net)

LẪU ĐẦU CÁ HỒI

Read more!
Đã cuối tuần rồi, cả gia đình sẽ lại quây quần để thưởng thức những món ăn do chính bạn nấu. Một nồi lẩu sẽ là món quà khá thú vị cho người thân.

Nguyên liệu:
- 1 cái đầu cá hồi.
- 0,5kg xương hầm.
- 1 hộp đậu hũ Nhật.
- 1 lọ sa tế.
- 10gr đường.
- 0,5kg Cải thảo.
- 1kg cải xanh.
- 20gr nấm hương.
- 30gr gừng.
- 100gr cà chua.
- 1kg bún.
- Tiêu , muối, bột ngọt, xì dầu.
Thực hiện:
- Xương nấu với 2 lít nước sạch, lọc kỹ.
- Đầu cá hồi làm sạch , trần sơ.
- Đậu phụ cắt nhỏ.
- Cải thảo, cải xanh , cà chua rửa sạch.
- Nấm hương ngâm nước, rửa sạch, cắt chân.
- Vo gạo.
- Đun sôi lại nước dùng, sau đó cho sa tế, gừng thái chỉ, nêm nếm với xì dầu, đường,muối, bột ngọt cho vừa miệng.
- Cho cá vào nấu sôi ít phút.
- Sau đó thả nấm hương và cà chua cắt làm tư vào.
- Xếp rau ra đĩa,nấu sôi lẩu, trụng rau và ăn kèm với bún .
- Lẩu có vị cay của sa tế, và chua của cà chua.
(sưu tầm)

BÒ NHÚNG GIẤM

Read more!
Món này rất dễ làm, ăn kèm rau sống, xà lách, chuối, khế, bánh tráng, mắm nêm. Thức ăn mềm, vị chua rất hợp với bữa nhậu

Nguyên liệu:
- 300gr thịt bò mềm.
- 1 chén giấm.
- 1/2 chén nước dừa xiêm.
- 2 quả cà chua.
- 50gr đậu phộng rang.
- 50gr mắm nêm.
- Xà lách.
- 50gr kiệu chua.
- 6 muỗng dầu ăn.
- 100gr sả bào.
- 1 củ hành tây.
- 20 cái bánh tráng.
- Rau sống, chuối, khế.
- 1/4 quả dứa (trái thơm).
- Gia vị, cà, ớt, 1 quả chanh.
Thực hiện:
- Lấy thịt bò thái lát mỏng, ướp gia vị và 3 muỗng súp mỡ nước, để 1/2 giờ cho thấm.
- Cà chua bỏ hột, bằm nhuyễn.
- Giã nhuyễn đậu phộng
- Bánh tráng cắt làm 4.
- Xắt lát mỏng kiệu.
- Sả bào ngâm giấm và đường.
- Mắm nêm: giấm, chanh, đường, bột ngọt, kiệu, thơm, ớt, tỏi băm nhuyễn, mắm nêm, nêm vừa ăn.
- Nước giấm: phi hành, tỏi thơm, cho cà chua và một muỗng cà phê sả băm, đậu phộng, xào đều.
- Cho giấm và nước dừa, hỗn hợp cà, muối, đường, bột ngọt, 3 muỗng súp dầu phi thơm vào cho vừa ăn.
- Xếp thịt bò ra dĩa, xung quanh để hành tây, sả.
- Điểm cà, ớt cho đẹp.
- Dọn ăn với rau sống, sà lách, chuối, khế, bánh tráng và mắm nêm.
- Khi nào ăn nhúng thịt vào nước giấm.
(sư tầm)

LẪU BÔNG SÚNG

Read more!
Khi nào dùng, cho rau, giá vào ăn kèm bún tươi.

Nguyên liệu:
- 300gr cá ngát.
- 50gr me.
- 1 thìa cà phê sả băm.
- 2 thìa súp tương hạt.
- 1/4 quả dứa (thơm).
- 1 quả cà chua.
- 3 quả đậu bắp.
- 1 cây bạc hà.
- 100gr giá.
- 200gr bún.
- Rau ngổ (om), cần tàu, nước mắm, tỏi.
Thực hiện:
- Rửa cá, thái khoanh.
- Rửa giá, đậu bắp, bạc hà, cà chua, dưa, thái miếng vừa ăn.
- Thái nhỏ rau ngổ (om), cần tàu.
- Đun nóng dầu, phi thơm tỏi, sả băm, cho dứa vào xào, cho tương hạt, nước.
- Tiếp đến, cho me, cá vào, nêm gia vị vừa ăn, nêm rau ngổ (om), cần tàu.

Thứ Năm, 15 tháng 1, 2009

TỈA HOA TRANG TRÍ NGÀY TẾT

Read more!
Tỉa hoa trang trí là cách biến đổi các loại rau củ quả thành những đường nét hoa văn để trang trí vào món ăn, làm tăng lên vẻ mỹ thuật cho món ăn. Ở Việt Nam, thế mạnh của trang trí món ăn là dùng nguyên vật liệu tự nhiên tạo cho món ăn trông ngon mắt hơn đấy. Xu hướng này thể hiện rõ khi nhiều quán ăn, nhà hàng đã luôn có người phụ trách phần lên đĩa. Và trong chuyên mục ẩm thực ngày cuối năm, cô Đỗ Nga, công tác tại Đại học Sài Gòn sẽ hướng dẫn chúng ta cách tỉa hoa trang trí cho món ăn ngày Tết!
Nguyên liệu
1 củ cà rốt đỏ đẹp
1 trái dưa leo
1 trái cà chua
1 ít giấm đường
1 ít xà lách, rau thơm
1 dĩa chả giò
1 dĩa chả lụa
1 dĩa tôm khô củ kiệu, 3 dĩa này để trang trí hoa lên trên.
Dụng cụ: dao bằng để cắt, dao bài để bào mỏng, dao mỏng mũi nhọn để tỉa các chi tiết, tăm tre để ghim cánh hoa.

Thực hiện:

1. Tỉa hoa
- Tỉa cà rốt thành hoa hồng: bào ngang mỏng củ cà rốt, để riêng những miếng cà rốt lớn nhỏ ra 2 tô. Sau đó ngâm cà rốt đã tỉa vào giấm đường 30 phút cho mềm, xếp từ từ cánh hoa từ nhỏ đến lớn, các cánh giao nhau, xếp khoảng 12 cánh hoa, sau đó cuốn hoa lại, dùng tay uốn cánh hoa ra, nếu chưa sử dụng thì dùng tăm tre giữ lại, khi nào dùng nhớ rút tăm ra.
- Tỉa dưa leo thành dạng bó lúa: cắt 1 bên má trái của dưa leo, cắt xéo khoảng 45 độ, dùng dao cắt mỏng số lẻ 5 hoặc 7 lát. Rồi dùng tay cuốn 1 cánh thẳng, 1 cánh cuốn, xong ngâm trong nước khoảng 5 phút
- Tỉa cà chua thành hoa sen: chia trái cà chua ra làm 6 dùng dao cắt nhẹ vỏ ngoài, tách 6 cánh hoa đến ½ trái cà, lớp cánh thứ 2 xen kẽ lớp cánh thứ 1.

2.Trang trí
- Khoanh chả lụa chia làm 6 xếp đầu nhọn ra ngoài , đặt hoa hồng cà rốt ở giữa , chung quanh xếp dưa leo
- Củ kiệu xếp thành 2 chùm nho đối diện : đặt hoa hồng cà rốt ở giữa , rau thơm chung quanh
- Chả giò xếp 2 hàng song song , đặt hoa sen 1 góc , xà lách và dưa leo xếp chung quanh để tăng màu sắc cho món ăn

BÍ CHUÔNG TIỀM ÓC HEO

Read more!
Nguyên liệu
1 bộ óc heo
1 quả bí chuông 300gr
1 muỗng cà phê hành tím bằm
1/3 muỗng súp ngò bằm
½ muỗng cà phê muối
1 ít tiêu
Thực hiện
- Óc heo thả vào nước muối pha loãng ngâm vài phút để bóc được lớp màng và gân máu bên ngoài. Sau đó xả lại bằng nước lạnh để ráo.
- Cho hành tím, ngò, muối và tiêu vào ướp với óc heo.
- Cắt ngang thân quả bí khoảng 1/5, moi hết hột và ruột bí bỏ đi, tỉa ở phần miệng và phần nắp cho đẹp.
- Cho óc heo vào, đậy nắp bí lại, để trong 1 cái chén, hấp cách thủy 25 phút. Dọn chung với muối tiêu, dùng muỗng trộn đều bí và óc heo với nhau. Có thể ăn với cơm hay ăn không.

LẪU HOA ĐỒNG NỘI

Read more!
Nguyên liệu: (4 phần ăn)
- 1,5 - 2 lít nước dùng nấu từ xương heo, lược lấy nước trong
- 1kg ốc bươu, luộc lấy thịt ốc
- 400g tôm sú, lột vỏ, giữ lại đuôi
- 400g lươn, làm sạch, cắt khúc vừa ăn
- 400g thịt ếch, làm sạch, cắt miếng vừa ăn
- 400g cá ba sa viên
- 500g củ cải trắng, gọt vỏ, cắt khúc
- 300g bông bí
- 300g cọng súng
- 300g bông kim châm
- 500g bông so đũa
- 300g bông thiên lý
- 300g bông cải, cắt miếng vừa ăn
- 300g tắc, vắt lấy nước cốt
- 300g sả cây, bào mỏng
- 200g hành tây, thái mỏng
- 1 quả ớt tỉa hoa để trang trí
- 500g bún tươi
- Gia vị: Hạt nêm từ thịt, muối, đường, tiêu, nước mắm ngon, dầu ăn.

Thực hiện:
- Rửa các loại hoa, xếp ra đĩa.
- Đun sôi nước dùng, cho củ cải vào nấu cho ra chất ngọt.
- Đun nóng dầu, cho sả băm, hành tây vào xào thơm.
- Củ cải vừa chín, cho hỗn hợp sả băm vào đun thêm vài phút. Nêm hạt nêm từ thịt, muối, đường, nước mắm và nước tắc.
- Cho nước dùng ra nồi lẩu, cho lươn, ếch, tôm, ốc bươu, cá ba sa vào đun chín kỹ.
- Cuối cùng, cho các loại bông cải, bông bí, cọng súng, kim châm, so đũa, thiên lý vào nấu vừa sôi bùng lên là dùng được.

Thưởng thức:
- Ăn kèm bún tươi, chấm nước mắm ngon pha vài lát ớt.

LẪU MỰC RAU MỒNG TƠI

Read more!
Ở các vùng biển có những món ăn rất dân dã mà ngon đến lạ lùng. Họ không dùng nhiều gia vị, cách chế biến không cầu kì nhưng ăn một lần rồi thì không thể quên. Hôm nay nhà bếp SSM sẽ giới thiệu một món ăn hương vị biển nữa các bạn đừng bỏ qua nhé. Một món rất đặc trưng của vùng biển Phú Yên: Lẩu mực rau mồng tơi!

Nguyên liệu:

Xương ống heo: 1kg hầm lấy 4 lít nước dùng
Củ cải trắng: 2 củ, gọt bỏ vỏ, cắt khúc
Tiêu sọ trắng: 50gr
Sả cây: 5 tép, cắt khúc, đập dập
Hành tím: 4 củ, gọt vỏ, bằm nhuyễn
Mực ống: 500gr, rửa sạch cắt khoanh, tỉa hoa cúc
Rau mồng tơi: 1 bó 500gr, nhặt lá rửa sạch
Bún tươi: 1kg
Gia vị: Hạt nêm từ thịt, đường, muối, nước mắm ngon.
Chanh, ớt, tỏi, gừng bằm nhuyễn làm nước chấm.

Cách làm:

Đun nóng một muỗng dầu ăn, cho hành tím và tiêu sọ vào xào thơm. Nêm nhẹ 1 muỗng súp nước mắm ngon vào cho dậy mùi thơm.

Lược nước dùng xương vào nồi, cho củ cải trắng và sả cây vào nấu sôi, nêm hạt nêm, muối, đường, nước mắm cho vừa ăn.

Dọn nước dùng vào nồi lẩu, bày mực, mồng tơi và bún ra dĩa.
Khi ăn nhúng rau mồng tơi, mực vào lẩu ăn kèm bún tươi.

Nước mắm gừng:
Pha 3 muỗng mắm ngon, 2 muỗng nước cốt chanh, 4 muỗng đường, 4 muỗng nước hòa tan đều. Cho gừng, tỏi, ớt bằm vào.

BÍ CHUÔNG CHƯNG HẢI SẢN

Read more!
Vật liệu:

Nước dùng gà hoặc heo để nguội. Bí chuông vàng, trái nhỏ, để nguyên trái cả vỏ, cắt ngang 1/5 chóp bí, moi bỏ hột, khoét lấy nạc bí, giữ lại vỏ bí còn dày chừng nửa phân.

Cứ một phần nạc bí + 1,5 phần nước dùng (thí dụ một chén bí + 1,5 chén nước dùng), xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố, rồi nấu sôi trên lửa nhỏ cho bí chín nở và sánh, nêm lại tùy khẩu vị, giữ nóng nước dùng bí trên bếp

Hải sản gồm: tôm sú tươi lột vỏ; mực tươi, hải sâm làm sạch cắt miếng; nghêu sò cạy lấy nạc, nạc cá thu, cá cờ tươi... cắt miếng nhỏ. Cứ 200g hải sản các loại ướp với một muỗng xúp dầu hàu, 1/2 muỗng cà phê tiêu, 1/2 muỗng hành tím băm.

Vài nhánh ngò rí. Xửng hấp lớn.

Thực hành:

Châm nước dùng nóng vào gần đầy mỗi trái bí, tùy ý cho ít hay nhiều hải sản vào bí, sắp bí vào xửng, hấp khoảng 15 phút sau khi nước sôi.

Trang trí bằng ngò rí, dọn kèm muối tiêu.

Chủ Nhật, 4 tháng 1, 2009

GÀ NƯỚNG MUỐI ỚT

Read more!
Gà nướng muối ớt thật đơn giản vì nguyên liệu chính là gà và muối ớt, trời se lạnh có dĩa gà nướng còn nóng cùng mấy người bạn lai rai vài lon thì thật ấm lòng phải không ?


I/. Nguyên liệu :

_ Gà mái dầu làm sạch : 1kg2/ con

_ Tỏi còn vỏ : 4 tép

_ Ớt tươi đỏ xay sẳn : 40 gr

_ Muối hột : 20 gr

Trang Trí : Sà lách, cà chua, dưa leo


II/. Cách làm :
_ Muối hột đâm với tỏi còn vỏ sau đó cho tiếp gia vị vào trộn đều

_ Gà làm sạch mổ banh ướp tất cả gia vị vào gà cho thấm khỏang 30 phút

_ Đem nướng Gà trên than hồng từ 25 đến 30 phút cho gà chín đều 2 mặt, sau đó đem đi chặt sắp ra dỉa , trang trí đẹp ( hình minh họa )

Gia vị : 1M muối hột, 1m bột súp gà, 1 m bột ngọt , tiêu xay ½ m , 1M dầu ăn Muối ớt chấm gà : 1M muối hột +1/2 m tiêu sọ hoặc tiêu đen nguyên hột +1/4 m bột ngọt = ớt chín đỏ xay ½ M + sả bầm ½ M rang tất cả dến khô

_ Dùng kèm với xôi chiên phồng rất ngon .


III/. Yêu cầu thành phẩm :

_ Gà nứơng có màu vàng cánh gián vừa ăn

_ Mùi vị thơm ngon, độ mặn cay vừa phải

Chúc các bạn thành công,