Sơ chế kiệu dù làm ít nhiều gì cũng như nhau. Hỗn hợp muối đường cần bao nhiêu làm bấy nhiêu theo phân lượng chuẩn. Nếu chưa có kinh nghiệm nên tập làm từng ít với 1 -2kg mỗi lần.
- Chuẩn bị chừng 2kg củ kiệu tươi. Vôi ăn trầu trắng. Dấm, đường, muối, hũ thủy tinh sạch có nắp đậy; vài nan tre mỏng hoặc miếng nhựa mỏng có lỗ thoát như đáy cái ro (miếng mê rổ)
a. Sơ chế kiệu:
- Cắt bỏ bớt lá kiệu lần thứ nhất, cách phần củ chừng 6 - 7cm và cũng cắt bớt rễ kiệu lần thứ nhất nhưng đừng cắt sát vào thân kiệu, không lột vỏ kiệu.
- Pha hỗn hợp cứ 1 lít nước / 10gr vôi ăn trầu trắng. Hoà một lượng nước vôi vừa đủ ngâm ngập 2kg kiệu. Ngâm kiệu trong nước vôi qua 12 giờ. Thường ở khâu này, các bà nội trợ VN ngâm kiệu vào ban đêm, sáng hôm sau là vớt kiệu ra phơi nắng, làm tiếp.
- Sau khi ngâm kiệu, vớt ra xả qua nhiều lần nước lạnh cho thật sạch nước vôi, lượm bỏ những củ úng dập, vẫn để kiệu trong một thau nước sạch.
- Chuẩn bị một thau nước sạch khác. Dùng dao mỏng bén cắt bỏ tiếp phần lá (lần hai) cho gần sát vào thân củ, ở vị trí chuyển từ màu xanh của lá sang màu trắng của thân củ; lột bớt một hai lần vỏ lụa của thân củ, sau cùng cắt bỏ rễ cho sát vào thân củ nhưng phải chừa lại một chút gốc của núm rễ, đừng cắt phạm vào thân củ, kiệu sẽ không để lâu được khi muối. Trong khi làm, nếu có củ kiệu nào hai tép phải lột vỏ rồi tách ra làm hai. Làm đến đâu thả ngâm trong thau nước sạch đến đó, sau khi làm xong vớt kiệu ra xốc cho ráo rồi trải mỏng kiệu thành một lớp ra nia, khay có lỗ thoát nuớc, kê cao lên, phơi qua một ngày nắng cho héo mặt. Đây là khâu mà các bạn phải săm soi từng củ một, rất khá mất công và nhiều khi phải cậy nhờ đến người nhà và đó cũng là một không khí thường thấy trong những ngày cận Tết của nhiều gia đình VN. Mẹ con, chị em xúm xít quanh thau kiệu, tạo một không khí rất rộn ràng phấn khởi.
b. Sau khi phơi nắng.
Sắp kiệu vào lọ thủy tinh vừa đủ. Kiệu sẽ đựơc sắp thành từng lớp, phần đuôi rễ quay ra ngoài thành hũ, sau khi xếp thành một vòng tròn, lớp sau cứ vậy xếp chồng lên lớp dưới, ở giữa sẽ là khoảng trống, làm đến đâu lèn ít kiệu rời vào khoảng trống ở giữa đến đó cho những lớp kiệu được xếp chặt. Chỉ xếp cao đến 4/5 thể tích hũ, dùng vài nan tre mỏng hay miếng mê rổ vừa đủ cài chặt mặt kiệu lại sao cho kiệu không nổi lên khi châm nước muối đường vào.
c. Nấu hỗn hợp dấm đường ngâm kiệu:
Dùng dấm làm từ gốc trái cây thật chua như nho, chuối, thơm... Dấm phải có độ chua mạnh, tự nhiên không pha chế, có màu trắng. Lưu ý dấm vàng sẽ làm cho kiệu chua bị vàng. Đây là khâu rất hạn chế hướng dẫn hàm thụ, các bà nội trợ VN thường nếm dấm và cho đường theo kinh nghiệm khẩu vị riêng. Dấm nước ngoài thường được đóng chai và có ghi thông số độ chua trên nhãn, các bạn có thể sử dụng dấm 60% trở lên. Tuy nhiên nếu dựa vào khẩu vị, bạn có thể pha chế cho ngon hơn là chỉ dựa vào công thức. Cẩm Tuyết thường dùng công thức tương đối là:
- 2 phần dấm + 1 phần đường + # 1/10 muối. Thí dụ: 2 chén dấm + 1 chén đường trắng + # 1 muỗng súp (# 12cc) muối. (Phân lượng một chén tương đương 250 cc # 10 OZ # 1,10 CUP). Nấu cho dấm tan đường trứơc trong nồi lớn - lưu ý dấm rất dễ sôi trào - nếm thử rồi thêm bớt chút ít dấm, đường cho hỗn hợp có vị chua mạnh hơn vị ngọt một chút rồi mới nêm vào khoảng non 10gr muối (# 1 muỗng súp). Sau khi nêm vừa ý, nấu sôi với lửa nhỏ trong khoảng 5 phút mới tắt bếp, để nguội hoàn toàn rồi mới châm vào hũ kiệu. Châm từ từ trong mươi phút, để cho kiệu hút nước dấm đường cho đến khi thấy nước dấm không bị cạn nữa, châm thêm dấm cho cao hơn mặt kiệu chừng lóng tay là được, đậy kín hủ kiệu.
- Kiệu sau khi ngâm khoảng 5 ngày sau là vừa chua, dùng được. Nếu muốn kiệu chua để được thật lâu, sau 5 ngày, đổ bỏ nước ngâm kiệu đi, nấu lại một mẻ hỗn hợp dấm, đường, muối giống như vậy, để nguội rồi châm vào đầy hủ kiệu. Đậy kín, có thể để trên 6 tháng kiệu vẫn trắng và dòn.
(Có nhiều người nhắm mục đích chắc chắn là kiệu sẽ không hư và để lâu được bằng cách dùng dấm chế biến công nghiệp gốc acid citric nhiều hơn sẽ cho kiệu có màu trắng trong, vị chua gắt. Trong khi kiệu làm với dấm gốc trái cây có sắc trắng đục và vị chua nhẹ.
d. Trộn tôm khô củ kiệu:
- Sau khi có kiệu chua, lấy ra chừng 1 chén với ít nước dấm đường, nếm thử xem kiệu có quá chua không, nếu chua nhiều, rắc vào 1-2 muỗng cà phê đường. Tùy thích sử dụng chừng 1/2 chén tôm khô, trụng lại qua nước sôi, vớt ra để ráo, cho vào chén kiệu chua trộn đều, để qua chừng 15 phút cho tôm khô thấm nước dấm đường, hơi nở mềm ra là ăn được.
- Chuẩn bị chừng 2kg củ kiệu tươi. Vôi ăn trầu trắng. Dấm, đường, muối, hũ thủy tinh sạch có nắp đậy; vài nan tre mỏng hoặc miếng nhựa mỏng có lỗ thoát như đáy cái ro (miếng mê rổ)
a. Sơ chế kiệu:
- Cắt bỏ bớt lá kiệu lần thứ nhất, cách phần củ chừng 6 - 7cm và cũng cắt bớt rễ kiệu lần thứ nhất nhưng đừng cắt sát vào thân kiệu, không lột vỏ kiệu.
- Pha hỗn hợp cứ 1 lít nước / 10gr vôi ăn trầu trắng. Hoà một lượng nước vôi vừa đủ ngâm ngập 2kg kiệu. Ngâm kiệu trong nước vôi qua 12 giờ. Thường ở khâu này, các bà nội trợ VN ngâm kiệu vào ban đêm, sáng hôm sau là vớt kiệu ra phơi nắng, làm tiếp.
- Sau khi ngâm kiệu, vớt ra xả qua nhiều lần nước lạnh cho thật sạch nước vôi, lượm bỏ những củ úng dập, vẫn để kiệu trong một thau nước sạch.
- Chuẩn bị một thau nước sạch khác. Dùng dao mỏng bén cắt bỏ tiếp phần lá (lần hai) cho gần sát vào thân củ, ở vị trí chuyển từ màu xanh của lá sang màu trắng của thân củ; lột bớt một hai lần vỏ lụa của thân củ, sau cùng cắt bỏ rễ cho sát vào thân củ nhưng phải chừa lại một chút gốc của núm rễ, đừng cắt phạm vào thân củ, kiệu sẽ không để lâu được khi muối. Trong khi làm, nếu có củ kiệu nào hai tép phải lột vỏ rồi tách ra làm hai. Làm đến đâu thả ngâm trong thau nước sạch đến đó, sau khi làm xong vớt kiệu ra xốc cho ráo rồi trải mỏng kiệu thành một lớp ra nia, khay có lỗ thoát nuớc, kê cao lên, phơi qua một ngày nắng cho héo mặt. Đây là khâu mà các bạn phải săm soi từng củ một, rất khá mất công và nhiều khi phải cậy nhờ đến người nhà và đó cũng là một không khí thường thấy trong những ngày cận Tết của nhiều gia đình VN. Mẹ con, chị em xúm xít quanh thau kiệu, tạo một không khí rất rộn ràng phấn khởi.
b. Sau khi phơi nắng.
Sắp kiệu vào lọ thủy tinh vừa đủ. Kiệu sẽ đựơc sắp thành từng lớp, phần đuôi rễ quay ra ngoài thành hũ, sau khi xếp thành một vòng tròn, lớp sau cứ vậy xếp chồng lên lớp dưới, ở giữa sẽ là khoảng trống, làm đến đâu lèn ít kiệu rời vào khoảng trống ở giữa đến đó cho những lớp kiệu được xếp chặt. Chỉ xếp cao đến 4/5 thể tích hũ, dùng vài nan tre mỏng hay miếng mê rổ vừa đủ cài chặt mặt kiệu lại sao cho kiệu không nổi lên khi châm nước muối đường vào.
c. Nấu hỗn hợp dấm đường ngâm kiệu:
Dùng dấm làm từ gốc trái cây thật chua như nho, chuối, thơm... Dấm phải có độ chua mạnh, tự nhiên không pha chế, có màu trắng. Lưu ý dấm vàng sẽ làm cho kiệu chua bị vàng. Đây là khâu rất hạn chế hướng dẫn hàm thụ, các bà nội trợ VN thường nếm dấm và cho đường theo kinh nghiệm khẩu vị riêng. Dấm nước ngoài thường được đóng chai và có ghi thông số độ chua trên nhãn, các bạn có thể sử dụng dấm 60% trở lên. Tuy nhiên nếu dựa vào khẩu vị, bạn có thể pha chế cho ngon hơn là chỉ dựa vào công thức. Cẩm Tuyết thường dùng công thức tương đối là:
- 2 phần dấm + 1 phần đường + # 1/10 muối. Thí dụ: 2 chén dấm + 1 chén đường trắng + # 1 muỗng súp (# 12cc) muối. (Phân lượng một chén tương đương 250 cc # 10 OZ # 1,10 CUP). Nấu cho dấm tan đường trứơc trong nồi lớn - lưu ý dấm rất dễ sôi trào - nếm thử rồi thêm bớt chút ít dấm, đường cho hỗn hợp có vị chua mạnh hơn vị ngọt một chút rồi mới nêm vào khoảng non 10gr muối (# 1 muỗng súp). Sau khi nêm vừa ý, nấu sôi với lửa nhỏ trong khoảng 5 phút mới tắt bếp, để nguội hoàn toàn rồi mới châm vào hũ kiệu. Châm từ từ trong mươi phút, để cho kiệu hút nước dấm đường cho đến khi thấy nước dấm không bị cạn nữa, châm thêm dấm cho cao hơn mặt kiệu chừng lóng tay là được, đậy kín hủ kiệu.
- Kiệu sau khi ngâm khoảng 5 ngày sau là vừa chua, dùng được. Nếu muốn kiệu chua để được thật lâu, sau 5 ngày, đổ bỏ nước ngâm kiệu đi, nấu lại một mẻ hỗn hợp dấm, đường, muối giống như vậy, để nguội rồi châm vào đầy hủ kiệu. Đậy kín, có thể để trên 6 tháng kiệu vẫn trắng và dòn.
(Có nhiều người nhắm mục đích chắc chắn là kiệu sẽ không hư và để lâu được bằng cách dùng dấm chế biến công nghiệp gốc acid citric nhiều hơn sẽ cho kiệu có màu trắng trong, vị chua gắt. Trong khi kiệu làm với dấm gốc trái cây có sắc trắng đục và vị chua nhẹ.
d. Trộn tôm khô củ kiệu:
- Sau khi có kiệu chua, lấy ra chừng 1 chén với ít nước dấm đường, nếm thử xem kiệu có quá chua không, nếu chua nhiều, rắc vào 1-2 muỗng cà phê đường. Tùy thích sử dụng chừng 1/2 chén tôm khô, trụng lại qua nước sôi, vớt ra để ráo, cho vào chén kiệu chua trộn đều, để qua chừng 15 phút cho tôm khô thấm nước dấm đường, hơi nở mềm ra là ăn được.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét